Củ gai, loại củ ít người biết, nhưng lại có các công dụng tốt như an thai, trị động thai, dọa sảy, rong kinh, sa dạ con; chữa đái dắt, tiểu tiện đỏ, tiêu chảy, nóng trong người, mụn nhọt, phong thấp, lòi dom... Bạn có thể tìm thấy cây củ gai ở một số tỉnh miền Bắc nước ta.

Củ gai từ lâu đã được biết đến là một trong những vị thuốc quan trọng của Đông y. Với khả năng đem đến nhiều công dụng hữu ích, tham gia vào quá trình chữa trị thành công nhiều loại bệnh.

Để cùng tìm hiểu chi tiết về rễ củ gai và đưa ra quyết định sử dụng đúng đắn nhất. Bạn đừng quên trang bị thông tin do bài viết tổng hợp ngay sau đây.

Tác dụng của củ gai

Củ gai là gì?

Củ gai là bộ phận rễ của cây củ gai.

  • Tên khoa học: Boehmeria nivea
  • Họ: Gai – Urticaceae
  • Tên gọi khác: Trữ ma, tầm ma, cây lấy sợi, cây dệt vải…
Đặc điểm cây củ gai

Đặc điểm cây củ gai

Cây củ gai là thực vật sống lâu năm, có thân cao 1.5 – 2m. Lá mọc theo kiểu so le, kích thước khá lớn.

Phiến lá dài từ 7 – 15cm, rộng từ 4 – 8cm, hình tim, ở mép có răng cưa. Mặt trên lá màu lục sẫm, dưới màu nhạt hơn và có lông trắng bao phủ.

Hoa cây củ gai đơn tính, cùng gốc, hoa đực có 4 lá dài, 4 nhị, hoa cái có đài hợp chia thành 3 răng, quả bế mang đài.

Hoa cây củ gai

Hoa cây củ gai

Trong số các bộ phận của cây củ gai, lá gai thường dùng để làm bánh, thân làm sợi dệt. Đặc biệt, củ gai chứa nhiều dưỡng chất quan trọng được sử dụng làm thuốc.

Củ gai hình trụ, hơi cong queo, đường kính khoảng 0,8- 2cm và độ dài 8- 25cm. Vỏ ngoài màu nâu sẫm hoặc nâu xám, có những vết nhăn dọc, ngang, dài, có vết tích của rễ con. Phần ruột trong rỗng, màu nâu, vị dược liệu ngọt nhẹ.

Rễ cây củ gai có thể thu hoạch vào mọi thời điểm trong năm. Nhưng giá trị tốt nhất khi lấy vào mùa thu đông. Sau đó, người ta cạo nhẹ vỏ củ gai bên ngoài, không nên tước, gọt nhẹ, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô đều được.

Rễ cây củ gai

Rễ cây củ gai

Củ củ gai mọc ở đâu?

Cây củ gai phân bố ở nhiều địa phương khác nhau, lấy lá làm bánh, sợi thêu dệt và đóng vai trò là dược liệu trị bệnh.

Trong đó, củ gai xuất hiện nhiều nhất tại các tỉnh Thái Bình, Nam Định. Mục đích chính lấy lá làm bánh gai – thứ đặc sản nổi tiếng tạo hương vị thơm ngon rất đặc trưng.

Tác dụng của củ gai

Thành phần của củ gai chứa nhiều chất quan trọng. Bao gồm acid chlorogenic, acid protocatechic, acid quinic, acid cafeic, apigenin, mangan, chlorine, kẽm, chất xơ, vitamin K…  Chúng đều là những chất có lợi cho phụ nữ mang thai.

Củ gai tốt cho phụ nữ mang thai

Củ gai tốt cho phụ nữ mang thai

1, Giúp an thai

Trong dân gian, người ta thường lưu truyền nhiều nhất về công dụng củ gai là an thai. Bảo vệ mẹ bầu trong trường hợp dọa sảy thai, động thai.

Khi gặp phải trường hợp ra huyết nâu, đỏ, đái ra máu, đái đục, bong nhau thai. Mẹ bầu sử dụng củ gai càng sớm sẽ phát huy hiệu quả tuyệt vời.

Đối với dược liệu, mẹ bầu có thể dùng loại tươi hay khô đều cho kết quả như nhau. Chế biến như thực phẩm thông thường bằng cách hầm cùng móng giò, gà ác, chim bồ câu…

Hoặc sắc nước uống hàng ngày với 8g củ gai, 10g mầm mía, 6g ích mẫu, 4g mỗi loại sa nhân và hương phụ (đã phơi khô thái nhỏ). Nguyên liệu cần 400ml đem sắc lấy cạn 100ml uống hết 1 lần.

2, Điều trị động thai

Trong thai kỳ, nếu nhận thấy có dấu hiệu động thai. Mẹ bầu sắc nước uống theo công thức gồm các vị củ gai, bạch truật, a giao, đương quy, tục đoạn, bạch thược, đỗ trọng, hoàng kỳ, tang ký sinh (12g mỗi loại).

Thêm vào đó 20g thục địa, 16g đẳng sâm, 6g cam thảo, 8g mỗi vị ngải diệp, xuyên khung và hương phụ.

3, Trị chứng thai chướng bụng

Chuẩn bị các vị thuốc lượng bằng nhau có rễ củ gai, cam thảo, thục địa, thăng ma. Cùng với dã sơn sâm, bạch thược, hoàng kỳ, thỏ ti tử, sơn du nhục, bạch truật, phúc bồn tử. Tất cả bạn rửa sạch, rồi cho vào sắc uống hàng ngày.

4, Tốt cho phụ nữ mang thai đau bụng, dọa sảy

Bài thuốc 1: Bạn cho 30g củ gai tươi vào sắc cùng 20g tía tô và 600ml nước. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, lấy cạn 200ml rồi tắt bếp. Đợi nguội, chia uống hết 3 lần trong ngày, áp dụng liên tục 1-3 ngày.

Bài thuốc 2: Củ gai, tía tô mỗi thứ 8g, cam thảo / ngải cứu 4g sắc nước uống. Thấy ra máu, mẹ bầu cho thêm 10g huyết dụ.

Bài thuốc 3: Rễ củ gai, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 20g; tía tô, tục đoạn, ngải cứu, mỗi thứ 12g, chỉ xác 8g và sa nhân 6g. Sắc lấy nước uống chia ngày 2 lần.

Bài thuốc an thai từ củ gai

Áp dụng các bài thuốc an thai phù hợp từng triệu chứng

5, Điều trị phù thũng, ho ra máu khi mang thai

Nguyên liệu gồm có rễ củ gai và rễ cây cỏ tranh, mỗi thứ 30g. Sắc cùng nước để uống hàng ngày.

6, Hỗ trợ chuyển phôi thai

Trong quá trình chuyển phôi thai, người phụ nữ nên dùng củ gai. Vào 3 ngày đầu trước khi bắt đầu, đun 100g dược liệu với 300-400ml nước để uống.

Sau chuyển phôi thai 7 ngày, sử dụng củ gai giống mục đích an thai. Giai đoạn này sẽ giúp phôi thai bám chắc ở tử cung và phát triển khỏe mạnh.

Qua khoảng 14 ngày, khi đã biết chắc chắn đậu thai. Bạn nên duy trì đều đặn dùng củ gai đến lúc sinh.

7, Chữa rong kinh, sa dạ con

Từ 30g củ gai, bạn sắc với 600ml nước, đun cạn còn 200ml. Chia uống ngày 3 lần, kéo dài khoảng 6 ngày để theo dõi tình trạng cơ thể.

Củ gai chữa bệnh gì?

Bên cạnh khả năng an thai, củ gai còn phát huy hiệu quả đối với các vấn đề sức khỏe khác.

Theo nghiên cứu y học hiện đại, tính năng chống oxy hóa của Chlorogenic acid rất cao, gấp 10 lần vitamin E. Từ đó, ngăn chặn xơ vữa động mạch, huyết cáp cao, nhồi máu cơ tim.

Đồng thời, củ gai còn ức chế vi trùng phát triển, tiêu diệt nấm. Vì thế, được dùng trong điều trị đái dắt, đái ra máu, trĩ chảy máu. Cũng như tốt cho tình trạng viêm thận phù thũng, nhiễm trùng tiết niệu, bảo vệ xương khớp khỏe mạnh…

Công dụng của củ gai

Củ gai giúp cải thiện nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe

1, Chữa đái dắt

Từ khoảng 30g rễ củ gai thái lát hoặc dùng củ gai và mã đề lượng bằng nhau, thêm 3 nhánh hành tươi. Đem sắc nước uống ngày 1 lần, đều đặn qua 3-5 ngày sẽ cải thiện tình hình.

2, Chữa tiểu đục

Đối với trường hợp gặp nước tiểu trắng đục giống như nước vo gạo. Bạn dùng 30g củ gai, 20g mỗi thứ gồm rau dừa, thổ phục linh. Kết hợp đinh lăng, thương nhĩ tử, cây trinh nữ mỗi vị 16g.

Toàn bộ nấu cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ, lấy cạn 250ml, chia uống 2 lần/ngày.

3, Trị tiểu tiện đỏ, nóng trong người

Khi cơ thể bị nhiệt ứ sẽ dẫn đến hiện tượng tiểu tiện đỏ, nóng trong người. Muốn khắc phục tình trạng này, bạn cần 20g củ gai, 20g cây cối xay, 15g nhân trần và 10g cát căn.

Sắc cùng 400ml nước, chia uống nhiều lần mỗi ngày. Áp dụng bài thuốc kéo dài 5-7 ngày.

4, Trị mụn nhọt

Dùng rễ củ gai, rễ cây vông vang lượng bằng nhau. Rửa sạch, giã nát rồi bạn đắp vào vị trí mụn nhọt trên da. Ngày thực hiện 1 lần, chừng 3 ngày vết thương sẽ khỏi hoàn toàn.

6, Trị phong thấp

Để thoát khỏi các cơn đau xương khớp do phong thấp gây ra. Bạn dùng 50g củ gai ngâm trong 1 lít rượu. Chờ 7 ngày sau lấy ra sử dụng, ngày 2 lần, mỗi lần uống 10ml.

7, Chữa tê thấp đau mỏi, bị tiêu chảy

Bài thuốc có sự góp mặt của củ gai tươi và tỳ giải, mỗi thứ 25g. Bạn choc hung vào ấm sắc để uống nước hàng ngày.

8, Trị lòi dom, co búi trĩ

Ngoài ra, củ gai sắc nước uống hàng ngày sẽ hạn chế búi trĩ phát triển, giúp cải thiện lòi dom.

Cách chế biến củ gai

Củ gai được chế biến theo nhiều hình thức khác nhau

Cách sử dụng củ gai

Rễ củ gai có thể được sử dụng để chế biến theo nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc mục đích người dùng. Phổ biến nhất đó là sắc nước và hầm cùng nguyên liệu khác làm thành món ăn ngon, bổ dưỡng.

1, Củ gai sắc lấy nước

Từ củ gai tươi, bạn cạo nhẹ phần vỏ bên ngoài, có thể dùng búi xoong để cạo sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, không loại bỏ hoàn toàn vỏ bởi nhiều chất dinh dưỡng hội tụ ở đó.

Tiếp theo, bạn rửa sạch, thái lát mỏng ngang then củ gai. Cho toàn bộ vào nồi, thêm nước tương ứng (khoảng 300g củ gai cần 1 lít nước). Đun sôi khoảng 5 phút, vặn lửa nhỏ, chờ 15-20 phút tắt bếp, để nước thuốc nguội và uống.

Thuốc đã đun chưa uống hết trong ngày, bạn có thể cất trữ trong tủ lạnh. Khi uống làm ấm lại để gia tăng công hiệu.

2, Củ gai hầm với thực phẩm

Với những mẹ bầu cần an thai, dùng củ gai hầm cùng gà ác, chim bồ câu hoặc chân giò tùy ý. Rất đơn giản, bạn chỉ cần sơ chế dược liệu và thực hiện theo quy trình bình thường, giống như hầm thực phẩm cùng thuốc bắc.

Món ăn từ củ gai

Món ăn bổ dưỡng đến từ củ gai

Tác dụng phụ của củ gai

Thành phần của củ gai hoàn toàn lành tính, không chứa chất độc hại. Vì vậy, người dùng yên tâm sử dụng, không gặp tác dụng phụ.

Ngay cả đối tượng đang dùng thuốc Tây y (thuốc chống co thắt tử cung, cân bằng nội tiết), thuốc uống, thuốc tiêm… vẫn sử dụng củ gai được.

Song để đảm bảo an toàn tuyệt đối, không làm giảm công dụng của thuốc. Người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trường hợp sản phụ bị nghén nhiều, nên thêm vài đốt cỏ ngọt, mía, cam thảo, đường phèn để dễ uống. Những người đã bị thai lưu, sảy thai, dùng củ gai tươi là cách để thúc đẩy việc mang thai về sau.

Củ gai tuy tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng chỉ được khuyên dùng trường hợp có dấu hiệu động thai. Mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển bình thường không nên tự ý dùng dược liệu.

Tác dụng phụ của củ gai

Củ gai hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ

Củ gai bán ở đâu Hà Nội và TP.HCM?

Là loại dược liệu mang nhiều giá trị tuyệt vời đối với sức khỏe. Do đó, bạn cần lưu ý để mua củ gai đúng chuẩn chất lượng, chỉ nên tin tưởng ở cơ sở kinh doanh uy tín như caythuoc.org.

Tránh trường hợp mua phải củ gai không rõ nguồn gốc. Nếu nhầm lẫn với các loại củ hình dáng tương tự. Sẽ gây ra mối nguy hiểm khó lường trước.

Hình ảnh cây củ gai

Hình ảnh củ gai

Hình ảnh củ gai 2

Hình ảnh củ gai 3

Hình ảnh củ gai 4

Trên đây là tổng hợp chi tiết về đặc điểm, công dụng của củ gai. Cây Thuốc Dân Gian chúc bạn sẽ áp dụng thành công theo hướng dẫn khi cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Bất cứ vướng mắc cần được hỗ trợ thêm nên tham khảo ý kiến chuyên gia.