Marketing là gì

Công việc marketing là lĩnh vực chưa bao giờ ngừng "hot" trên thị trường lao động. Chắc hẳn, mỗi người trong chúng ta đều đã được nghe qua từ này nhiều lần.

Vậy, marketing là gì? Marketing đóng vai trò quan trọng như thế nào trong doanh nghiệp? Marketer là gì? Công việc của nhân viên marketing là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu kiến thức cơ bản về marketing ngay nhé.

1. Marketing là gì?

marketing la gi

Khái niệm về marketing là gì?

Hiện có rất nhiều định nghĩa marketing khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao. Theo Philip Kotler - "cha đẻ" của ngành marketing hiện đại thì sự ra đời của marketing nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.


Làm marketing chính là làm việc với thị trường để thực hiện những vụ trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Nền tảng hoạt động marketing là những việc như tạo ra hàng hóa, khảo sát, thiết lập quan hệ giao dịch, tổ chức phân phối, xác định giá cả, triển khai dịch vụ.


Nói cách khác, bản chất của marketing là sự tổ chức những hoạt động trong quá trình sáng tạo, truyền đạt, kết nối và trao đổi giá trị để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vai trò của marketing là tạo giá trị cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.


Doanh nghiệp thông qua làm marketing để tạo ra sự hợp lý, tạo sự tin tưởng và hài lòng khách hàng. Từ đó, khách hàng mua sản phẩm, mang lại giá trị cho doanh nghiệp.


Trong mọi hoạt động marketing, khách hàng luôn luôn là trung tâm. Vì vậy, tâm lý và hành vi tiêu dùng là điều mà nhân viên marketing không ngừng hướng tới để đạt được thành công lâu dài.

2. Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh của các doanh nghiệp không ngừng gia tăng, mọi doanh nghiệp đều cần có đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp để đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Hãy cùng nhau tìm hiểu về ngành marketing quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp nhé.

nganh-marketing-la-gi

Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội hiện nay, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn khách hàng đa dạng thông qua các loại hình marketing. Một chiến lược marketing hiệu quả sẽ tạo được sự thu hút của rất nhiều đối tượng khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp.


Khác với chào hàng, chức năng của marketing là cầu nối để khách hàng dễ dàng tiếp cập hơn với doanh nghiệp. Sự ra đời của marketing giúp thu hút khách hàng chú ý đến thương hiệu của doanh nghiệp thông qua các thông tin hoạt động, thông điệp, hình ảnh,...

Vì vậy, hãy chú ý đến việc chia sẻ thêm nhiều giá trị có ý nghĩa về thương hiệu và sản phẩm bên cạnh việc khuyến khích mua hàng nhé.

Marketing giúp xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp

Thông qua việc khảo sát tâm lý và hành vi của từng nhóm đối tượng khách hàng, các nhân viên marketing sẽ đưa ra chiến dịch phù hợp, mang đến cho khách hàng niềm tin đối với doanh nghiệp và sản phẩm.


Hoạt động marketing tạo sự thấu hiểu và tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp, tạo cho khách hàng sự kỳ vọng được đáp ứng nhu cầu.


Bên cạnh đó, việc khẳng định chất lượng sản phẩm uy tín và chăm sóc hậu mãi để tạo cảm giác tin tưởng, hài lòng cũng quan trọng không kém. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ sẽ là lời khẳng định, ghi điểm tuyệt đối với người tiêu dùng.


Khách hàng sẽ dần trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Mối quan hệ thân thiết của khách hàng và doanh nghiệp được xây dựng từ sự thỏa mãn niềm tin và giá trị của sản phẩm sẽ thúc đẩy doanh số phát triển.

Marketing giúp gia tăng doanh số bán hàng


Nguyên lý marketing là chuỗi những quá trình từ nghiên cứu, lên ý tưởng đến sản xuất, truyền thông nhằm mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các hoạt động truyền thông, quảng cáo thu hút sự hiếu kỳ, tạo động lực để khách hàng trải nghiệm sản phẩm giúp gia tăng doanh số bán hàng.


Ngoài ra, nguồn khách hàng mới cũng sẽ đến từ các khách hàng thân thiết đã tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Họ sẽ trở thành phương tiện quảng cáo uy tín và tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp thúc đẩy doanh số tăng nhanh hơn.


Vì tầm quan trọng ấy, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ đúng với những thông tin trong chiến lược marketing trước đó.


Khi đã có được sự tin tưởng và thu hút, các sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ đến gần hơn với khách hàng, thúc đẩy doanh số gia tăng và doanh nghiệp ngày càng phát triển. Đây cũng là một điểm nhấn để tạo vị trí cao trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại

Các loại hình marketing giúp tạo lập mối quan hệ với khách hàng mới. Tuy nhiên, đừng quên chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.


Hãy tập trung khẳng định chất lượng và dịch vụ, tương tác với khách hàng để tạo mối quan hệ lâu dài. Từ đó, tạo dựng được kết nối mạnh mẽ lâu dài giữa doanh nghiệp và khách hàng, lòng tin trung thành với thương hiệu.


Chính khách hàng hiện tại sẽ là phương thức quảng cáo truyền miệng hiệu quả cho các sản phẩm trong tương lai của doanh nghiệp. Song song với bán hàng, hãy duy trì các mối quan hệ với khách hàng hiện tại để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Marketing giúp đưa ra nhiều sự lựa chọn về doanh thu

Đối với các doanh nghiệp trẻ vừa mới thành lập, doanh thu bị giới hạn vì thị trường chưa đa dạng, sản phẩm chưa phong phú. Chiến lược marketing hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và xây dựng được nền tảng vững chắc thông qua việc phát triển các đối tượng khách hàng mới và duy trì khách hàng thân thiết.


Khi doanh thu tăng, đồng nghĩa quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng, phát triển đa dạng về sản phẩm và thị trường. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn về doanh thu. Doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư vào một nhóm sản phẩm mới, mở rộng thị trường hoặc nghiên cứu thêm về đối tượng khách hàng tiềm năng khác.

3. Marketer là gì?

Vai trò của marketing rất quan trọng trong kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp. Bạn đã biết công việc của nhân viên marketing (marketer) là gì chưa? Chúng mình cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Như định nghĩa, ngành marketing gồm rất nhiều lĩnh vực. Vì vậy, mô tả công việc của nhân viên marketing cũng đa dạng không kém. Một số vị trí bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên các tin tuyển dụng như sau:

3.1. Account Executive (Quản lý khách hàng)

Vị trí này sẽ là nhân tố quan trọng kết nối giữa các agency, các công ty Marketing và khách hàng. Nhân viên quản lý khách hàng sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc giao tiếp và chăm sóc khách hàng, nhằm đảo bảo sự hài lòng trong suốt quy trình vận hành của các chiến dịch.

3.2. Digital Marketing Coordinator (Điều phối viên Digital Marketing)

Điều phối viên Digital Marketing thường phải làm việc với nhiều bộ phận khác nhau. Vì vậy, vị trí này sẽ chịu trách nhiệm liên kết giữa các team marketing khác nhau để tạo hiệu quả tốt nhất cho chiến dịch.

3.3. SEO Specialist (Chuyên viên SEO)

SEO là công việc phân tích và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên các website, làm cho bài viết dễ dàng tiếp cận đến người đọc. Vì vậy, chuyên viên SEO là người nắm vững kiến thức về tối ưu hóa và đưa ra các chiến lược phù hợp với từng website.

3.4. Digital Strategist (Nhà hoạch định chiến lược Digital)

Để tạo ra và phát triển một chiến dịch marketing hiệu quả, nhân viên hoạch định chiến lược Digital cần phải xác định được mục tiêu, đối tượng và các thách thức có thể gặp phải. Từ đó, họ liên kết với các bộ phận khác để hoàn thiện hơn chiến dịch, mang đến kết quả tối ưu nhất.

3.5. Social media Marketing Coordinator (Điều phối viên Social media)

Công việc chủ yếu của điều phối viên Social media đòi hỏi yếu tố sáng tạo. Họ sẽ phối hợp với các bộ phận khác để xây dựng, quản lý và cập nhật các xu hướng chiến dịch trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

nhan-vien-marketing-la-gi

Khái niệm về nhân viên marketing là gì?

3.6. Marketing Analyst (Nhân viên phân tích thị trường)

Như tên gọi, nhân viên phân tích thị trường sẽ khảo sát khách hàng về mức độ hài lòng của chiến dịch. Từ đó đánh giá, phân tích và đưa ra các nhận định để các chiến dịch tiếp theo đạt được mức độ hiệu quả hơn.

3.7. Content Marketer

chuyen-nganh-marketing-la-gi

Khái niệm về chuyên ngành marketing là gì?

Content marketer là người tạo nên các nội dung tiếp cận trực tiếp đến đối tượng khách hàng. Nội dung không chỉ giới hạn là các bài viết, mà còn là các hình ảnh, video,... Đây là công việc đòi hỏi sự sáng tạo và tỉ mỉ cao.

Qua bài viết này, FIEX hy vọng cung cấp cho bạn góc nhìn tổng quan nhất về ngành marketing. Đây là ngành vô cùng hấp dẫn và không ngừng phát triển, gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp. Bạn muốn phát triển ở lĩnh vực nào? Hãy comment chia sẻ với FIEX nhé.