Biểu hiện bệnh tiểu đường thai kỳ (GDM)

Ngoài nhìn mờ là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ thì những dấu hiệu khát nước, đi tiểu nhiều, nhanh đói cũng là dấu hiệu thường gặp ở những thai phụ mắc tiểu đường.

Bạn biết gì về tiểu đường khi mang thai?

Tiểu đường thai kỳ (còn gọi là đái tháo đường thai kỳ hoặc GDM) là bệnh lý xuất hiện khi lượng đường huyết (glucose) trong máu của các bà bầu tăng cao.

Khi thai phụ ăn, quá trình tiêu hóa sẽ phá vỡ liên kết giữa đường và tinh bột trong thức ăn và tạo thành glucose chuyển hóa chúng cho năng lượng.

Lúc này, tuyến tụy (cơ quan nằm phía sau dạ dày) sẽ sản sinh ra một loại hormone gọi là insulin giúp cơ thể cân bằng lượng glucose trong máu. Và khi không có đủ insulin hay việc kiểm soát insulin gặp trục trặc sẽ khiến cho lượng đường trong máu mất cân bằng, dẫn tới tiểu đường.

Thai phụ mắc tiểu đường có thể gây ra vấn đề cho cả mẹ và thai nhi trong bụng như: bệnh tim, suy thận, mù lòa hay thậm chí là sinh non, thai chết lưu. - Xem thêm dấu hiệu thai chết lưu.

Tuy rằng GDM thường biến mất sau khi phụ nữ sinh con nhưng nếu đã từng mắc, phụ nữ sẽ có nhiều khả năng tái phát với mức độ nghiệm trọng hơn trong phần đời còn lại.  

Do đó, việc quan trọng cần làm là nhận biết sớm các dấu hiệu của tiểu đường ở thai phụ kết hợp với các xét nghiệm để chẩn đoán trong các đợt khám để có thể đưa ra các hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ mắc tiểu đường hơn người bình thường

Như đã chỉ ra ở trên, tuyến tụy sản sinh ra insulin và nếu hoạt chất này đủ, được cơ thể sử dụng đúng cách sẽ cân bằng được lượng đường huyết trong máu.

Nhưng khi phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ sinh ra các hormone ức chế hoạt động của insulin - Điều này được gọi là kháng insulin .

Một phụ nữ mang thai cũng có thể mắc bệnh tiểu đường khi tuyến tụy  không còn duy trì đủ khả năng để tạo ra lượng insulin cần thiết giúp ổn định lượng đường trong máu trong khuôn khổ cho phép nữa.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra vấn đề trong khi mang thai?

Hầu hết các trường hợp đái tháo đường GDM đều có thể kiểm soát để điều trị giúp bảo vệ an toàn cả cho thai phụ và thai nhi.

Nhưng nếu không phát hiện và sớm nhận diện được các biểu hiện để điều trị, tình trạng này có thể gây ra vấn đề trong thai kỳ, bao gồm:

  • Tiền sản giật: Thường xảy ra ở những thai phụ có huyết áp cao hay các cơ quan gan hay thận gặp vấn đề khi hoạt động. Dấu hiệu của tiền sản giật bao gồm có protein trong nước tiểu, thay đổi thị lực và đau đầu dữ dội.
  • Sinh non: Được hiểu là tình trạng sinh trước tuần 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non thường không có sức khỏe và khả năng bằng trẻ sinh đủ tháng.
  • Thai nhi lớn: Việc một em bé bụ bẫm có thể là rất tốt nhưng nếu thai nhi lớn quá sẽ khiến quá trình sinh nở của mẹ gặp khó khăn và dễ bị tổn thương. Ngoài ra, đứa trẻ sinh ra cũng dễ béo phì và có nguy cơ cao mắc tiểu đường về sau.
  • Thai chết lưu:  Là tình trạng thai nhi chết trong bụng mẹ sau 20 tuần mang thai.

Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây ra các biến chứng sức khỏe cho em bé sau khi sinh, bao gồm các vấn đề về hô hấp, lượng đường trong máu thấp hay vàng da….

Biểu hiện, các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ là gì?

Một số phụ nữ mang thai có dấu hiệu và đã sống chung với bệnh tiểu đường mà không hề hay biết. Cụ thể, các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Rất nhanh khát, thèm uống nước;
  • Đi tiểu nhiều;
  • Nhanh đói, các cơn đói ngay sau ăn;
  • Nhìn mờ, thị lực giảm.

Các triệu chứng trên không phải lúc nào cũng xuất hiện rõ ràng bởi khi mang thai, hầu hết phụ nữ đi tiểu thường xuyên hơn và cảm thấy nhanh đói hơn.

Vì vậy, cách tốt nhất để sàng lọc các nguy cơ là nên tìm tới các cơ sở y tế để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Trong các đợt khám, các cơ sở y tế thường kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ của thai phụ bằng các xét nghiệm dung nạp Glucose (đường uống).

Thông thường xét nghiệm này sẽ được tiến hành ở tuần 24 đến 28 của thai kỳ. (Bạn cũng có thể được xét nghiệm sớm hơn nếu bị nghi mắc tiểu đường). - Có trong 14 đợt khám thai bầu bầu nên thực hiện

Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường cần phải làm gì?

Sau khi được chẩn đoán dương tính với tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần:

  • Đi kiểm tra thường xuyên hơn nhằm nắm bắt thông tin & có biện pháp chăm sóc trước khi sinh phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
  • Ăn thực phẩm lành mạnh và hoạt động nhiều hơn mỗi ngày.
  • Dùng insulin (dưới sự chỉ định của bác sĩ).

Ngăn ngừa tiểu đường sau này cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ

Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng không loại trừ khả năng sau này bệnh sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2

Tiểu đường loại 2 là loại tiểu đường phổ biến và nguy hiểm nhất. Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy của bạn tạo ra quá ít insulin hoặc cơ thể bạn trở nên kháng thuốc (không thể sử dụng bình thường).   

Dưới đây là những gì bạn có thể làm để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau khi mang thai:

  • Cho con bú. Cho con bú có thể giúp bạn giảm cân sau khi mang thai. Thừa cân là nguyên nhân khiến nhiều chị em mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Kiểm tra hậu sản với các xét nghiệm tiểu đường từ 6 đến 12 tuần sau khi sinh. Nếu xét nghiệm là bình thường, hãy kiểm tra lại sau mỗi 3 năm. Nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị tiền tiểu đường, hãy đi xét nghiệm mỗi năm một lần.
  • Luôn giữ cơ thể ở trọng lượng vừa phải.

Như vậy, qua bài viết trên, những thông tin giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là gì và các biểu hiện tiểu đường thai kỳ điển hình là khát, đi tiểu, nhanh đói hay mắt mờ đã được cung cấp cụ thể.

Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về tình trạng mà bản thân đang gặp phải, các mẹ bầu hãy tìm tới sự giúp đỡ của chuyên gia y tế trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo từ nhiều nguồn !

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC