Đăng ký khám


Những điều cần biết về tim mạch bệnh lý trong thai kỳ

Với những chị em mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc phát hiện bệnh tim trong thai kỳ sẽ có các nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe tính mạng bản thân và thai nhi. Khám chuyên khoa tim mạch trước khi mang thai là biện pháp tốt nhất để dự phòng các nguy cơ có thể xảy ra.

1. Sự thay đổi của hệ tim mạch khi mang thai:

Trong quá trình mang thai, tim mạch của phụ nữ có nhiều sự biến đổi và những thay đổi của hệ tim mạch khi mang thai. Đó là:

  • Nhịp tim tăng:

Nhịp tim sẽ tăng lên khoảng 10 -15 lần/ phút so với bình thường.

  • Huyết áp giảm:

Do sự biến đổi nội tiết tố và tăng lượng máu chạy thẳng đến tử cung nên ở một số phụ nữ có thai, huyết áp có thể giảm 10mmHg so với bình thường. Ngoài ra, thai phụ có thể có tình trạng tăng đông làm tăng nguy cơ huyết khối thuyên tắc.

  • Thể tích máu tăng:

Cơ thể sẽ tăng 40 - 50% thể tích máu trong 3 tháng đầu thai kỳ và duy trì mức này trong suốt thai kỳ mang thai. Cung lượng tim sẽ tăng 30 -40% tương ứng với mức tăng thể tích máu.

Khi chuyển dạ, cung lượng lại có thể tăng cao hơn trong lúc có các cơn co tử cung, nhưng lại giảm xuống giữa các cơn co. Sau sinh, có hiện tượng tăng cung lượng máu trở về hệ tuần hoàn từ chậu hông, giường mao mạch ở bánh rau và các chi ở dưới, do tử cung đã trống. Hiện tượng chèn ép đã được giải phóng.

dịch vụ thai sản trọn gói tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn
Thai sản trọn gói - lựa chọn ưu tiên cho một thai kỳ khỏe mạnh dành các mẹ bầu bị bệnh lý về tim mạch 

2. Những triệu chứng bệnh tim trong thai kỳ:

Có những sự biến đổi của hệ mình sẽ gây các triệu chứng như mệt mỏi, tim đập nhanh, phù chân....Đây có thể chỉ là những triệu chứng bình thường, nhưng cũng có thể là triệu chứng nặng lên của bệnh tim ở những sản phụ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc những người khởi phát bệnh tim khi mang thai.

Bệnh tim trong thai kỳ gây đe dọa sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Mặc dù không có tiền sử mắc các bệnh tim mạch nhưng sản phụ không nên chủ quan, nhất là thường xuyên có các triệu chứng:

  • Ho ra máu, cảm giác tức ngực, mệt ngực, ngất khi gắng sức do tim bị chèn ép, thay đổi trục.

  • Ngón tay dùi trống, khum mặt kính đồng đồ, tím tái

  • Khó thở, khó thở khi nằm, có thể xuất hiện từ tháng 5 của thai kỳ và nặng dần lên theo tuổi thai.

  • Đau ở bắp chân, chân bị viêm tắc sưng to, đau tăng lên khi sờ vào tĩnh mạch đù. Đây là các dấu hiệu của viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.

những điều cần biết về tim mạch bệnh lý trong thai kỳ
Trong thai kỳ, mẹ bầu mắc bệnh về tim mạch cần chú ý đến các biểu hiện bất thường 

3. Những nguy cơ khi mắc bệnh tim trong thai kỳ

3.1.Nguy cơ đối với thai kỳ:

Người mẹ mắc bệnh tim có thể gây thiếu oxy dinh dưỡng cho thai nhi. Tùy vào mức độ bệnh và thời điểm của thai kỳ có thể gây các ảnh hưởng khác nhau như:

  • Thai chậm phát triển trong tử cung, suy thai mãn tính

  • Thai suy dinh dưỡng, nhẹ cân so với tuổi thai

  • Dọa sảy thai, sảy thai 

  • Dọa sinh non, sinh non

  • Thai chết trong tử cung, thai chết khi chuyển dạ

  • Thai có thể bị dị dạng ở những sản phụ bị bệnh tim bẩm.

3.2. Nguy cơ đối với mẹ:

Tình trạng thai nghén sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mang thai bị bệnh tim. Đặc biệt là càng cuối thai kỳ, gánh nặng cho tim càng tăng lên. Các nguy cơ có thể xảy ra đối với sức khỏe người mẹ:

  • Rối loạn nhịp tim

  • Suy tim cấp, phù phổi cấp

  • Thuyên tắc mạch phổi

  • Tắc mạch do huyết khối

  • Tăng huyết áp thai kỳ gây tiền sản, sản giật.

  • Đột tử.

4. Bị bệnh tim có nên mang thai không?

Đối với người phụ nữ thì mang thai và có con là thiên chức cũng như là niềm hạnh phúc của người phụ nữ. Hầu hết phụ nữ mang thai bị bệnh tim đều có thể sinh ra các em bé khỏe mạnh nếu thai kỳ được chăm sóc và theo dõi hợp lý. Đa số các bệnh tim hiện nay đều có thể điều trị và kiểm soát hiệu quả. Với các bệnh tim nhẹ, việc mang thai không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai và người mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nếu thuộc một số trường hợp sau đây, phụ nữ không nên mang thai:

  • Những người có tăng áp lực động mạch phổi, đặc biệt là bệnh nhân có hội chứng Eisenmenger. Ở nhóm bệnh nhân này, tỉ lệ chết mẹ là khoảng 30%.

  • Những phụ nữ có chức năng tim giảm, EF <30%, những bệnh nhân này sẽ không đáp ứng được với sự quá tải thể tích trong thời kỳ mang thai.

  • Những người bị giãn động mạch chủ, van động mạch chủ hai lá van,... Nếu động mạch chủ >45mm sẽ có nguy cơ bóc tách hoặc vỡ động mạch chủ trong thai kỳ.

  • Người có rối loạn nhịp tim nặng, tăng huyết áp nặng chưa được kiểm soát tốt.

  • Người có bệnh van tim (hẹp van tim, hở van tim) chưa được điều trị triệt để. Đặc biệt, những người bị hẹp van động mạch chủ, không có khả năng duy trì cung lượng tim bình thường.

Với những phụ nữ mắc bệnh tim trong thai kỳ thì cần được bác sĩ tim mạch và sản khoa theo dõi chặt chẽ sức khỏe trong suốt quá trình mang thai. Ở những phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh, con của họ khi sinh ra cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những đứa trẻ khác. Lúc này bác sĩ tim mạch có thể làm siêu âm tim vào khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ để kiểm tra có bị tổn thương tim hay không để có hướng xử lý phù hợp.

bệnh lý tim mạch trong thai kỳ
Thai kỳ của mẹ bầu có bệnh lý tim mạch cần có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp 

Trong suốt thai kỳ, sản phụ phải thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ, chế độ ăn phù hợp để không bị tăng cân quá mức, ăn ít muối (<2g/ngày), cần nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động thể lực, nằm nghỉ ngơi nghiêng bên trái ít nhất 1 giờ/ngày, tránh thiếu máu, tái khám đúng hẹn... Khi bản thân có các triệu chứng bất thường, phải lập tức tới các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và can thiệp kịp thời.

5. Cần làm gì khi dự định mang thai:

Tất cả mọi phụ nữ dự định mang thai cần khám chuyên khoa tim mạch, đặc biệt là các phụ nữ đã có bệnh lý tim mạch. Bác sĩ sẽ thăm khám thực thể và chỉ định một số thăm dò cận lâm sàng để đánh giá mức độ bệnh, từ đó sẽ tư vấn cho bệnh nhân mang thai có an toàn hay không, trong quá trình mang thai có thể gặp những nguy cơ gì, những loại thuốc cần dùng trước khi mang thai, tầm quan trọng của việc theo dõi sát thai kỳ, các dấu hiệu bệnh nhân đang gặp nguy hiểm trong thai kỳ cũng như khi chuyển dạ... Để giảm thiểu các nguy cơ, những phụ nữ mang thai bị bệnh tim phải được sinh trong một bệnh viện có chuyên khoa tim mạch.
Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện Bảo Sơn và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat