Phương pháp giảng dạy Storytelling: Nghệ thuật truyền đạt kiến thức hiệu quả!

Phương pháp giảng dạy storytelling

Phương pháp giảng dạy thông qua kể chuyện (Storytelling) vốn đã quen thuộc tại các nền giáo dục tiên tiến ở nhiều quốc gia, song vẫn còn khá lạ tại Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ giúp thầy cô có cái nhìn rõ hơn về phương pháp giảng dạy storytelling này và cách ứng dụng nó vào trong bài giảng hằng ngày.

Phương pháp giảng dạy thông qua câu chuyện là gì? Đặc điểm của phương pháp Storytelling

Phương pháp giảng dạy storytelling là phương pháp dùng ngôn ngữ kể để dẫn dắt học sinh đi vào nội dung bài học. Từ câu chuyện kể đó, học sinh có thể liên tưởng và hiểu bài nhanh hơn, đạt hiệu quả hơn.


Storytelling đúng nghĩa khi hội tụ đủ 3 yếu tố:

Phương pháp giảng dạy tương tác

Tính tương tác: Kể chuyện phải có tương tác hai chiều giữa người kể và người nghe. Phản hồi của người nghe ở đây là học sinh, và người kể chính là giáo viên. Trong quá trình kể sẽ có những câu hỏi nhằm giúp tăng sự tương tác hiệu quả với nhau.

ngôn ngữ hình thể cho trẻ

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi và có tính gợi hình tốt sẽ giúp phương pháp này phát huy tác dụng. Lưu ý, ngôn ngữ này khác với ngôn ngữ hình thể (body language).

Khuyến khích trí tưởng tượng tích cực của người nghe: Khi nghe kể chuyện, người nghe sẽ tưởng tượng ra câu chuyện. Từ một câu chuyện ban đầu, qua bộ óc xử lý của tâm trí sẽ mang theo cả quan điểm và góc nhìn của người nghe.

4 tác động tích cực của phương pháp giảng dạy Storytelling lên việc tiếp thu của học sinh

Khi được hỏi về chuyện cổ tích Tấm Cám, hầu hết các bạn nhỏ đều có thể tóm tắt dễ dàng về hoàn cảnh của Tấm như thế nào, cách Bụt ban cho Tấm cá bống ra sao, hay cách Tấm có quần áo đẹp đến vũ hội là do đâu..Vậy bằng cách nào mà những chi tiết này hằn sau vào tâm trí các em lâu đến thế? dù chỉ mới được nghe 1 hay 2 lần? Đó là do phương pháp giảng dạy kể chuyện, tích hợp lồng ghép bài học đạo đức cho học sinh. Từ đó, có thể thấy được 4 lợi ích của phương pháp như sau:

Giúp học sinh dễ nhớ
  1. Giúp học sinh dễ hiểu và dễ ghi nhớ

Đầu tiên, việc kể chuyện sẽ thu hút sự chú ý của các bạn nhỏ. Tiếp đến, nếu được kể một cách lôi cuốn, nó sẽ “giữ chân” được sự tập trung của các em. Cuối cùng, nếu câu chuyện có sự liên kết chặt chẽ với bài học cần truyền tải thì nó sẽ giúp các em hiểu bài nhanh và nhớ bài lâu. Qua quá trình xử lý câu chuyện của bộ não, mỗi em sẽ có cách ghi nhớ bài học riêng.

Kỹ năng lắng nghe

2. Rèn cho học sinh kỹ năng lắng nghe

Nếu giáo viên thường xuyên giảng bài bằng kỹ thuật kể chuyện, các em sẽ được luyện nghe nhiều hơn, từ đó tăng tốc độ tiếp thu và phân tích thông minh mà các em tiếp nhận.

Tính ứng dụng cao

3. Giúp bài học mang tính ứng dụng cao

Toán học, vật lý và hóa học là những bộ môn vốn gắn liền với đời sống. Nhưng do phương pháp giảng dạy cũ, máy móc và nặng lý thuyết mà chúng bị “gắn mác” khó nhằn và không thực tế. Nếu giáo viên có thể lồng ghép các công thức, hiện tượng vật lý, hóa học vào câu chuyện đời sống thì những bài học này sẽ không còn khô khan và xa rời thực tế nữa.

tư duy phản biện

4. Kích thích học sinh đặt câu hỏi phản biện

Khi kiến thức mới được gắn với một ngữ cảnh cụ thể sẽ kích thích các em đặt câu hỏi. Ví dụ như công thức toán này nếu áp dụng cho một tình huống khác thì sao...

Thầy cô nên khai thác phương pháp giảng dạy qua câu chuyện như thế nào?

Phương pháp giảng dạy bằng storytelling thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế lại chẳng hề dễ dàng. Một số bất cập có thể xảy ra nếu storytelling không được sử dụng đúng cách:

  • Khiến bài học trở nên rắc rối hơn và tiêu tốn nhiều thời gian của cả lớp;

  • Cách diễn đạt sai dẫn đến việc hiểu sai kiến thức;

  • Một câu chuyện dài lê thê, lối kể nhàm chán dễ trở thành một “bài hát ru” hơn là một “tiếng còi” kích thích trí não.


Vậy kể chuyện sao cho hiệu quả? Thầy cô có thể “nằm lòng” 4 nguyên tắc sau đây:

  1. Câu chuyện kể ngắn gọn và đi vào trọng tâm;

  2. Nội dung dễ hiểu, sử dụng ngôn từ linh hoạt với giọng văn nhất quán;

  3. Đặt một chút cảm xúc của bản thân vào, tuy nhiên, đừng lạm dụng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng nội dung truyền đạt chính;

  4. Câu chuyện nên xuất phát từ chính trải nghiệm của thầy cô, nhưng cũng có sự liên kết đến phạm vi quan tâm và hiểu biết của học sinh.

Tóm lại, phương pháp giảng dạy qua câu chuyện giúp “nhân hóa” bài học, làm cho bài học trở nên sinh động hơn, ít nhàm chán; và học sinh có thể tiếp thu nội dung một cách nhanh hơn, nhớ được lâu hơn. Đây là 1 phương pháp dạy hay, đáng để giáo viên nghiên cứu thêm và áp dụng vào trong các tiết dạy của mình để đạt hiệu quả cao.