Cây lá han là cây gì? Phân loại và cách sử dụng để tránh tác hại đáng tiếc

Nguyễn Mai 387

Cây lá han tuy nhìn bề ngoài rất bình thường nhưng lại được mệnh danh là loài cây “ác mộng” của những người dân đi rừng, đi phượt. Vậy độc dược của loại lá này như thế nào? Tác hại ra sao? Mời độc giả theo dõi bài viết này của Tuổi trẻ và Sắc đẹp.

Cây lá han là cây gì?

Loại cây này có tên khoa học là Dendrocnide Urentissima, thuộc họ Tầm ma, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc như Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình,… Cây lá han là thực vật thân gỗ, mọc hoang dại ở bờ sông, rừng núi. Đặc trưng của cây này là chứa độc tính gây ngứa, lở loét cực mạnh. 

Cây thuộc dạng thân nhỏ và mỏng, có chiều cao khoảng 2 đến 4m. Lá to bản, mép có răng cưa khá sắc nhìn gần giống lá bạc hà.  Lá han mọc đối xứng, màu xanh lục thẫm, không có lông. Mặt dưới lá có màu tía đỏ gần giống lá tía tô, gân tỏa đều từ cuống. Hoa mọc thành từng chùm, kết từng cụm nhỏ li ti, màu trắng, phát triển từ nách lá. 

Lá han mọc đối xứng, màu xanh lục thẫm, không có lông
Lá han mọc đối xứng, màu xanh lục thẫm, không có lông

Phân loại cây lá han

Nằm trong top các loại cây gây ngứa cực độc và kéo dài dai dẳng, nên những người dân sinh sống tại vùng núi Tây Bắc không dám lại gần. Loại cây này có tới 3 loại, với các đặc điểm khác nhau bao gồm:

  • Cây han voi: Hoạt tính gây ngứa dữ dội nhất
  • Han tía: Loại cây có dược tính và được dùng làm dược liệu
  • Han trắng: Được trồng nhiều ở nước ta và có lông ngứa khắp toàn thân
Cây han tía
Cây han tía

Lá han có ăn được không?

Loại cây này được xếp trong top 10 các cây có độc tính cực nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng con người, do đó tuyệt đối không ăn, sử dụng hay trồng. Ngoài ra, những bạn trẻ hay đi phượt nên tránh xa và học cách nhận biết để xử lý khi chạm phải cây này. Loại lá này có độc tính khá giống quả mắt mèo, nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những tác hại gây ra từ cây lá han

Khi vô tình chạm phải loại cây này, chỗ tiếp xúc sẽ ngứa ngáy và khó chịu vô cùng. Bạn càng gãi sẽ càng ngứa, gãi nhiều quá sẽ khiến cho làn da bị phồng rộp, lở loét vào tận xương, ngứa ngáy bức người. Có nhiều trường hợp đã tử vong vì nồng độ độc dược gây ngứa ở cây lá han quá lớn. Đặc biệt, một khi bị phồng rộp và nhiễm trùng thì cực kỳ khó chữa trị. 

Đối với những người đi phượt, không bảo hộ kỹ thì nếu vô tình chạm phải lá này và không biết cách xử lý sẽ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Còn trẻ em dính phải độc dược của lá han sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng, dễ gây tử vong. Với những người da mỏng, dễ mẫn cảm thì khi quẹt phải lá này sẽ gây mẩn ngứa, dị ứng và qua đời sau đó.

Khi chạm phải lá han, chỗ tiếp xúc sẽ ngứa ngáy và khó chịu vô cùng
Khi chạm phải lá han, chỗ tiếp xúc sẽ ngứa ngáy và khó chịu vô cùng

Sự tích cây lá han chống trộm

Trước kia ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội các hộ dân xã Quảng Bị thường xuyên bị trộm vặt mà không tìm ra cách giải quyết. Từ khi biết đến lá han, họ đã sử dụng độc dược của loại cây này để trị những tên trộm không mời mà đến này. Tất cả các hộ gia đình ở đây đều trồng cây lá han trước cổng nhà. Khi đêm xuống, trộm lẻn vào nhà sẽ bị chính những lá cây này làm cho ngứa ngáy bức bối đến mức lở loét mà bỏ chạy. 

Vào những năm 1945 thời còn giặc Pháp, người dân Hà Nội cũng đã áp dụng phương pháp này để đối phó với quân giặc. Bằng cách trồng hàng rào cây lá han trước cửa nhà để chống trộm và chống giặc. Tuy nhiên, hiện nay vì sợ nguy hiểm đến cả trẻ nhỏ nên phương pháp này đã mai một dần. Khi chạm vào cơ thể sẽ có cảm giác buốt rát đến thấu xương, càng gãi càng nặng hơn và dễ tử vong.

Sự tích cây lá han chống trộm
Sự tích cây lá han chống trộm

Lá han có tác dụng chữa bệnh không?

Loại lá này đã không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân vùng núi Tây Bắc. Tuy nhiên, họ chỉ biết độc tính gây ngứa rất mạnh. Ít ai biết rằng lá han tía có dược tính và được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh khá phổ biến. Loại cây này giúp giảm đau, chống co thắt, dễ tiêu, làm thuốc trừ giun, chữa tê thấp, hen phế quản.

Người xưa truyền tai nhau rằng, lá cây này có thể trị được bệnh trĩ. Bằng cách sao vàng lá rồi bọc trong vải đặt lên đỉnh đầu để rút búi trĩ lên. Bên cạnh đó, cây này còn là một vị thuốc giúp tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật, trao đổi chất dễ hơn. Lưu ý khi hái lá han, bạn cần dùng găng tay để không bị ngứa.

Ngoài ra, trong dược liệu này còn chứa hàm lượng vitamin C nhiều gấp 20 lần quả cam và thành phần protein cao hơn các loại đậu. Theo Đông y, đây cũng là loại cây chữa được khá nhiều bệnh. Do đó, ở nhiều quốc gia lá này được dùng như phương thuốc chữa bệnh của người thu nhập thấp.

Advertisement

Lá han có tác dụng chữa hen phế quản
Lá han có tác dụng chữa hen phế quản

Cách khắc phục khi chạm phải lá han

Bộ phận chứa phần lớn chất gây ngứa và dược tính độc là mặt dưới lá có màu đỏ tía. Nếu chẳng may chạm phải lá cây này, bạn cần khắc phục như sau: 

  • Không được gãi mà để nguyên và sử dụng khăn khô hơ nóng rồi lau đi hoặc rửa sạch với nước
  • Nếu cơ thể khi dính phải lá này thì nên dùng chính nước nấu từ lá han để tắm sạch, không kỳ hay cọ mạnh
  • Khi chạm phải han voi thì bạn lấy cành, thân cây giã nát rồi vắt lấy nước, thoa lên chỗ bị ngứa
  • Bẻ một cành cây cho chất nhựa chảy ra rồi thoa lên vị trí cơ thể vừa chạm phải lá này, nếu bạn không có điều kiện đi vào rừng lấy lá han

Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm rõ về lá han để biết cách phòng tránh và xử lý khi chạm phải. Độc giả đừng quên theo dõi Tuổi trẻ và Sắc đẹp để đón đọc nhiều tin tức bổ ích hơn nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất