Marketing – bán hàng Bán hàng Kênh MT là gì? Tầm quan trọng của kênh Modern Trade đối...

Kênh bán hàng MT vẫn chiếm một vai trò vô cùng quan trong trọng việc làm cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Kênh MT là gì, vì sao kênh bán hàng MT lại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong mọi hoạt động kinh doanh của mình? Hãy cùng MISA AMIS đi sâu tìm hiểu về bản chất cũng như vai trò của kênh bán hàng này nhé.

I. Kênh MT là gì? Các hình thức phân phối

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hình thức phân phối, phổ biến nhất hiện nay có thể là kênh MT và kênh GT. Tuy đã xuất hiện khá lâu trên thị trường Việt Nam nhưng đến nay vẫn có nhiều cơ sở, điểm bán hàng nhỏ lẻ còn khá xa lạ với kênh phân phối này và vẫn chưa nắm rõ được bản chất cũng như vai trò của kênh MT là gì?

Khái niệm

Kênh MT (Modern Trade) dùng để chỉ kênh bán hàng hiện đại. Hình thức phân phối của kênh Modern Trade chủ yếu phân bố ở các trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị lớn và nhỏ, các điểm bán hàng tiện lợi,… Đây là những điểm tập trung của những thương hiệu lớn, thương hiệu nổi tiếng lâu năm.

Khác với kênh phân phối GT, thì kênh bán hàng MT áp dụng mô hình kinh doanh B2B để tập trung xây dựng mối quan hệ giữa nhà sản xuất với các nhà phân phối. Điều này giúp xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng hiệu quả nhờ giảm bớt các cửa hàng nhỏ lẻ, đồng thời giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí vận hành.

Kênh MT là một trong những kênh phân phối quan trọng của Doanh Nghiệp
Kênh Modern Trade là một trong những kênh phân phối quan trọng của Doanh Nghiệp

Các hình thức phân phối của kênh MT

Khi đi sâu vào tìm hiểu khái niệm kênh MT là gì sẽ giúp bạn khám phá được nhiều khía cạnh của kênh phân phối này. Đồng thời có thể dễ dàng nhận thấy kênh bán hàng MT được nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm kênh phân phối chính. Hiện nay kênh MT được triển khai thành các hình thức phân phối sau:

  • Hypermarket: Chuỗi siêu thị lớn. Đây là hình thức phân phối có quy mô lớn được tích hợp các khu vui chơi, ăn uống như Lotte Mart, Emart,… Những siêu thị này chuyên phân phối những sản phẩm có thương hiệu lớn, thương hiệu uy tín lâu năm trên thị trường.
  • Supermarket: Siêu thị chuyên cung cấp những mặt hàng đại trà như Big C,…
  • Minimart: Các chuỗi siêu thị mini giống như Coop Mart, VinMart,…
  • CVS (customer valued store): Các điểm cửa hàng tiện lợi như Circle K, GS25,…
  • Health & Beauty store: Điểm cung cấp các sản phẩm sức khỏe và sắc đẹp như Guardian, Watsons. Hay các hiệu thuốc như Pharmacity,…

Đọc thêm: PHần mềm DMS nào tốt để quản trị kênh phân phối MT

III. So sánh sự khác biệt giữa kênh MT và các kênh phân phối khác

Dù đã nắm được khái niệm kênh MT là gì, nhưng có nhiều doanh nghiệp thường nhầm lẫn kênh MT với một số kênh phân phối khác. Dưới đây là một số sự khác biệt giữa kênh Modern Trade so với các kênh phân phối khác.

1. Sự khác nhau giữa kênh MT và kênh GT

Sự khác biệt rõ rệt nhất của 2 kênh đó là về chính sách phân phối hàng hóa. Kênh Modern Trade là kênh phân phối thương mại hiện đại nên có xu hướng chuyên nghiệp hơn, có kế hoạch và hợp đồng giao dịch rõ ràng. Chính sách đổi trả hay hỗ trợ công nợ thường linh hoạt và dễ dàng hơn so với kênh GT.

Kênh GT thì các sản phẩm/dịch vụ thường có giá thành thấp hơn nhưng toàn bộ hệ thống chỉ giao dịch chủ yếu thông qua nhân viên sale, nên về chính sách hỗ trợ công nợ cũng như chính sách đổi trả bị hạn chế.

Sự khác biệt cơ bản giữa kênh MT và các kênh phân phối khác
Sự khác biệt cơ bản giữa kênh MT và các kênh phân phối khác

2. Sự khác biệt giữa kênh MT và kênh TT

Kênh TT là một kênh phân phối thương mại truyền thống, được hoạt động theo quy tắc vô cùng đơn giản đó là người tiêu dùng ghé cửa hàng, chọn các sản phẩm và tiến hành thanh toán bằng tiền mặt. Còn đối với kênh MT thì quy trình mua sắm hàng hóa hay chính sách thanh toán trở nên linh hoạt hơn, nhanh chóng hơn. Người tiêu dùng có thể mua hàng và thanh toán trực tuyến ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào.

So với kênh TT thì kênh MT có mạng lưới phân phối rộng rãi hơn, được quản lý chặt chẽ và điều hành có quy trình từ đội ngũ quản lý chuyên môn cao, các mặt hàng cũng thường đa dạng hơn.

 

IV. Ưu nhược điểm của kênh MT là gì?

Bất kỳ hình thức phân phối nào cũng đều tồn tại song song những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Vậy ưu điểm và nhược điểm của kênh MT là gì?

1. Ưu điểm của kênh MT

Hiện nay trên thị trường Việt Nam kênh MT đang được áp dụng rộng rãi trong các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại lớn và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Với hình thức phân phối hiện đại doanh nghiệp có thể trực tiếp theo dõi, giám sát chặt chẽ các các loại hàng hóa một cách chuyên nghiệp và có thể đo lường chính xác độ hiệu quả chiến lược tiếp cận khách hàng.

2. Nhược điểm của kênh Modern Trade là gì?

Kênh MT là hình thức phân phối thương mại hiện đại, giá thành sản phẩm thường cao hơn một số kênh phân phối khác, nên chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn, nơi có sức tiêu thụ cao.

Sản phẩm không được phân phối đồng đều, khó tiếp cận với khách hàng nên chi phí marketing ban đầu tương đối cao, đồng thời doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh đỉnh cao để có thể bứt phá doanh thu.

Ưu nhược điểm của kênh MT
Ưu nhược điểm của kênh bán hàng MT

V. Bí quyết phát triển kênh MT

Để thành công hơn trong công cuộc tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như xây dựng một hệ thống quản lý khách hàng hiệu quả, dưới đây là những “bí kíp” để phát triển kênh MT.

1. Định vị thương hiệu của mình trên thị trường

Thương hiệu là giá trị cốt lõi để tạo nên thành công, vì thế định vị thương hiệu là yếu tố cần thiết mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện khi kinh doanh. Để có những chiến lược kinh doanh đúng đắn và đánh trúng tâm lý khách hàng qua những chiến dịch tiếp thị, doanh nghiệp cần hiểu rõ về những sản phẩm của mình, những nhu cầu và mong muốn của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ đó.

Khi hiểu rõ được vị thế của sản phẩm trên thị trường doanh nghiệp có thể xây dựng những chiến lược tiếp thị phù hợp để nâng cao doanh số bán hàng.

2. Tăng tương tác, tiếp cận khách hàng tiềm năng

Để phát triển kênh MT trong các hoạt động bán hàng ở siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các chiến thuật tiếp cận khách hàng, tăng tỷ lệ tương tác với người tiêu dùng để hoạt động bán hàng được hiệu quả hơn.

 

3. Sử dụng chiến thuật kệ chính

Để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng cũng như gia tăng tính cạnh tranh đối với các đối thủ, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến thuật kệ chính. Trong siêu thị có rất nhiều loại sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng khác, nếu sản phẩm của bạn được đặt trên “kệ hàng chính” thì sẽ tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Mời anh chị tải ebook quản lý kênh phân phối (tài liệu do đội ngũ MISA biên soạn), hi vọng tài liệu này giúp ích cho anh chị trong quá trình quản lý nhà phân phối, đại lý. Bộ tài liệu gồm 3 phần:

      1. Phần 1: Bản chất và tầm quan trọng của kênh phân phối
      2. Phần 2: Cấu trúc kênh phân phối
      3. Phần 3: Lựa chọn và quản lý kênh phân phối

Ảnh chụp cấu trúc bộ tài liệu

4. Sử dụng MISA AMIS CRM – Giải pháp quản lý tích hợp Kênh phân phối và Bán hàng DMS + CRM 2 trong 1

Cuối cùng để xây dựng và phát triển hệ thống kinh doanh một cách tối ưu và hiệu quả nhất, gia tăng lợi nhuận cao thì doanh nghiệp cần áp dụng các phần mềm công nghệ để hỗ trợ phát triển kênh phân phối hiệu quả.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tìm một giải pháp công nghệ để tối ưu quy trình bán hàng, khai thác tối đa tiềm năng khách hàng và quản lý bán hàng hiệu quả thì phần mềm MISA AMIS CRM là một sự lựa chọn vô cùng đúng đắn, là giải pháp hoàn hảo để tăng cao hiệu suất bán hàng cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Phần mềm MISA AMIS CRM lưu trữ đầy đủ thông tin khách hàng, giúp Sale cập nhật tình hình cho từng khách. Lịch sử chăm sóc, giao nhận để nắm được thói quen mua hàng của từng đơn vị. Bên cạnh đó MISA AMIS CRM còn hỗ trợ doanh nghiệp quản lý phễu bán hàng hiệu quả tăng tỷ lệ thành công cho doanh nghiệp.

Đặc biệt với hệ thống báo cáo và phân tích kinh doanh đa chiều linh hoạt giúp doanh nghiệp có thể giám sát chặt chẽ số liệu bán hàng, từ đó kiểm soát được hiệu quả của chiến lược kinh doanh.

Dùng ngay miễn phí

VI. Tổng kết

Qua những thông tin chia sẻ trên, MISA AMIS đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kênh MT là gì? Cách để xây dựng và phát triển kênh MT hiệu quả. Hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích đến bạn, giúp bạn có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao doanh số bán hàng, doanh thu khủng cho doanh nghiệp của mình. Đừng quên cập nhật các bài viết mới mỗi ngày tại MISA AMIS CRM để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích tại đây nhé. Chúc bạn luôn thành công!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]