5 cách chữa mất ngủ bằng đậu xanh đơn giản, hiệu quả

09:50 12/04/2024

Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, đậu xanh chứa tryptophan có khả năng tăng sản sinh serotonin, nhờ đó giải tỏa căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.

Dưới đây là 5 cách chữa mất ngủ bằng đậu xanh đơn giản, hiệu quả bạn có thể tham khảo nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ.

Tên

Công dụng của đậu xanh chữa mất ngủ

Đậu xanh là thực phẩm quen thuộc của gia đình Việt. Loại đậu này được chế biến thành nhiều món ăn và thức uống giàu dinh dưỡng như chè, cháo, canh hầm, sữa đậu xanh….

Đậu xanh sở hữu bảng thành phần dinh dưỡng đa dạng với nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể như Mg, Ca, K, Fe, Zn, Na, vitamin E, axit béo Omega 3, protein, chất xơ… có tác dụng bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa táo bón, điều chỉnh đường huyết, hỗ trợ tăng cường miễn dịch.

Ngoài ra, một số chất chống oxy hóa có trong đậu xanh như catechin, kaempferol, quercetin, epicatechin, lutein, beta-carotene… có khả năng hỗ trợ đẩy lùi gốc tự do và cải thiện chức năng của tế bào thần kinh ở não bộ.

Đặc biệt, đậu xanh còn chứa tryptophan – axit amin cần thiết để não bộ sản sinh serotonin – chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress, căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn.

Tên

Đậu xanh chứa tryptophan giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn. 

Cách chữa mất ngủ bằng đậu xanh

Thường xuyên mất ngủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, suy giảm chất lượng công việc, mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, đột quỵ. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo 5 cách chữa mất ngủ bằng đậu xanh dưới đây thay cho thuốc an thần có thể gây hại cho sức khỏe.

Cách 1: Chữa mất ngủ bằng đậu xanh và đường phèn

Chữa mất ngủ bằng đậu xanh với đường phèn là một trong những bài thuốc Đông y an toàn, phù hợp với những người mất ngủ do áp lực, stress, căng thẳng.

Nguyên liệu:

  • 50g đậu xanh đã tách vỏ

  • 10g đường phèn

  • 200ml nước sạch

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch đậu xanh đã tách vỏ.

  • Cho đậu xanh vào 200ml đun sôi đến khi đậu chín mềm.

  • Cho đường phèn vào khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp.

  • Để nguội, cho ra bát và sử dụng.

Bạn nên ăn mỗi ngày một lần, duy trì trong khoảng 1 tuần để cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

Cách 2: Chữa mất ngủ bằng đậu xanh nấu hạt sen

Hạt sen chứa nhiều kiềm, glucozit có tác dụng an thần, khi kết hợp với đậu xanh trở thành bài thuốc trị mất ngủ an toàn, hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 50g đậu xanh đã tách vỏ

  • 50g hạt sen

  • 10g bột sắn

  • 500ml nước

Cách thực hiện:

  • Ngâm đậu xanh bằng nước ấm khoảng 30 phút cho đậu mềm.

  • Tách phần tâm sen trong hạt sen.

  • Nếu sử dụng hạt sen tươi không cần ngâm nước, nếu dùng hạt sen khô bạn ngâm với nước khoảng 20 phút.

  • Cho đậu xanh và hạt sen đã ngâm vào nồi ninh cùng với nước.

  • Đun sôi khoảng 35 – 40 phút, khi đậu xanh và hạt sen đã chín mềm, cho bột sắn vào khuấy đều.

  • Để hỗn hợp nguội bớt, cho ra bát và sử dụng.

Tên

Đậu xanh nấu hạt sen hỗ trợ cải thiện giấc ngủ hiệu quả, an toàn

Cách 3: Chữa mất ngủ bằng đậu xanh nấu thịt bằm

Đậu xanh hầm thịt không chỉ là món ăn quen thuộc, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mà còn hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Nguyên liệu:

  • 100g thịt bằm, có thể dùng thịt heo hoặc thịt bò

  • 30g đậu xanh

  • 50g gạo tẻ

  • 30g gạo nếp

  • Hành lá, hành tím, giá đỗ, tía tô

  • Gia vị: muối, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay

Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch rồi ngâm với nước khoảng 30 phút.

  • Ngâm đậu xanh với nước khoảng 40 phút để đậu mềm.

  • Ướp thịt băm với các gia vị đã chuẩn bị khoảng 15 – 20 phút cho thấm gia vị.

  • Phi thơm hành tím và cho thịt băm vào xào sơ qua.

  • Cho gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh vào nồi đun sôi cho đến khi hạt nở mềm, nhừ.

  • Cho phần thịt băm đã xào vào cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm hành lá, tía tô, rắc ít tiêu rồi tắt bếp.

  • Cho ra bát và thưởng thức ngay.

Cách 4: Chữa mất ngủ bằng sữa đậu xanh

Chữa mất ngủ bằng sữa đậu xanh được nhiều người ưu ái sử dụng. Sữa đậu xanh là thức uống thơm ngon, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giúp an thần, dễ ngủ hơn.

Nguyên liệu:

  • 300g đậu xanh

  • 3 – 4 lá nếp

  • 300g đường tinh luyện

  • 200ml sữa tươi không đường

Cách thực hiện:

  • Vo sạch đậu xanh, sau đó ngâm trong nước khoảng 30 phút để đậu mềm.

  • Cho đậu xanh vào nồi và đun sôi với 500ml nước đến khi đậu chín mềm.

  • Khi đậu nguội bớt, bạn cho vào máy xay xay nhuyễn rồi cho lại vào nồi đun cùng phần lá nếp đã chuẩn bị.

  • Đun thêm khoảng 2 phút thì cho sữa tươi và đường vào khuấy đều, sau đó tắt bếp.

  • Để hỗn hợp nguội bớt thì đổ ra cốc và thưởng thức ngay. Ngoài ra, bạn cũng có thể để nguội hẳn và cho vào tủ lạnh thưởng thức trong ngày.

Cách 5: Chữa mất ngủ bằng nước đậu xanh rang

Uống nước đậu xanh rang không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ mà còn hỗ trợ cải thiện vóc dáng, giảm mỡ máu và cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.

Nguyên liệu:

  • 300g đậu xanh

  • 2 lít nước

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch đậu và để ráo nước.

  • Cho đậu xanh lên chảo rang đều tay khoảng 1 phút thì tắt bếp.

  • Cho nước và đậu xanh vào nồi đun đến khi thấy hạt đậu nở hết thì tắt bếp.

  • Sử dụng nước đậu xanh khi còn ấm, bạn có thể thêm đường hoặc muối tùy sở thích.

Lưu ý khi chữa mất ngủ bằng đậu xanh

Mặc dù chữa mất ngủ bằng đậu xanh là bài thuốc an toàn, hiệu quả, nhưng trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người thể hàn (thường bị tiêu chảy, chân tay lạnh) không nên dùng đậu xanh. Ngoài ra, trẻ em, người già, người có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế sử dụng đậu xanh.

  • Không dùng quá nhiều đậu xanh trong ngày, vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu.

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh không nên sử dụng đậu xanh, vì có thể gây chướng bụng và đau bụng kinh dữ dội hơn.

  • Không nên tự ý kết hợp đậu xanh với thảo dược hay bài thuốc Đông y để tránh tác dụng phụ.

  • Trường hợp đang dùng thuốc điều trị không nên dùng đậu xanh.

  • Không dùng đậu xanh khi đói vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày.

  • Bên cạnh việc sử dụng đậu xanh chữa mất ngủ, bạn cần kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc khoa học, tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Đặc biệt, áp dụng bài tập yoga, thiền… cũng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ tốt hơn.

Tên

Tập yoga là một trong những cách hỗ trợ cải thiện mất ngủ hiệu quả

Cải thiện mất ngủ với tinh chất thiên nhiên

Chữa mất ngủ bằng đậu xanh là biện pháp đơn giản, tuy nhiên cần nhiều thời gian để đạt hiệu quả. Hơn nữa, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không có khả năng điều trị mất ngủ tận gốc. Do đó, để cải thiện mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ, cần có giải pháp khoa học tác động vào căn nguyên gây mất ngủ.

Theo nghiên cứu khoa học, mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó, sự tác động của gốc tự do là nguyên nhân gốc rễ gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc và hàng loạt các vấn đề bệnh lý nguy hiểm ở não. Gốc tự do hình thành trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và dưới sự tác động của các yếu tố như căng thẳng, stress, thuốc lá, ô nhiễm môi trường…  Gốc tự do tăng sinh quá mức sẽ tấn công lên não bộ, làm tổn thương thành mạch, thúc đẩy các mảng xơ vữa, gây hẹp lòng mạch. Từ đó, khiến máu và oxy lên não kém và gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

Các nhà khoa học đưa ra lời khuyên, để cải thiện mất ngủ từ gốc, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học, người bệnh nên bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên quý có khả năng chống gốc tự do, hoạt huyết, bảo vệ mạch máu não như bộ đôi tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong viên uống bổ não OTiV).

Trong Blueberry (việt quất) chứa 2 hoạt chất sinh học quý là Anthocyanin và Pterostilbene, nhờ có trọng lượng phân tử nhỏ nên dễ dàng năng vượt qua hàng rào máu não, hỗ trợ chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh. Trong khi đó, hoạt chất trong Ginkgo Biloba (bạch quả) có khả năng làm tăng tính thấm của hàng rào máu não, giúp các dưỡng chất trong Blueberry tiến sâu bên trong tế bào não. Sự kết hợp giữa các hoạt chất trong Blueberry và Ginkgo Biloba đem lại hiệu quả nhân đôi trong việc chống gốc tự do, nâng cao sức khỏe não bộ, giúp hỗ trợ cải thiện mất ngủ một cách an toàn và từ gốc.

Tên

OTiV chứa bộ đôi tinh chất thiên Blueberry và Ginkgo Biloba hỗ trợ chống gốc tự do, cải thiện mất ngủ hiệu quả, an toàn

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ bằng đậu xanh, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, đặc biệt có thể bổ sung 1 viên OTiV/ngày để sớm tìm lại giấc ngủ ngon.

02:14 12/04/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest
Gửi Câu Hỏi
*Vui lòng điền thông tin chính xác để chúng tôi thông báo cho bạn khi có kết quả
Bài viết khác

20 món ăn chữa mất ngủ cho bà bầu – Nên ăn gì, kiêng gì cho tốt?

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai, ngủ đủ giấc giúp tái tạo năng lượng cho hoạt động của cơ thể và hỗ trợ...

Uống cà phê mất ngủ phải làm sao? Nguyên nhân vì đâu?

Tiến sĩ Frank Hu, trưởng khoa Dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Harvard cho biết, tiêu thụ cà phê vừa phải là một phần của...

Hiện tượng ngủ mơ không dậy được và cách cải thiện

Ngủ mơ không dậy được là một vấn đề mà hầu hết mọi người đều đã trải qua ít nhất một lần trong đời. Khi cố gắng thức dậy sau một...

12 cách dậy sớm không mệt mỏi giúp bạn tỉnh táo cả ngày

Thức dậy sớm không chỉ giúp bạn giúp bạn tỉnh táo, tràn đầy năng lượng mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, trong nhiều trường...

Có nên dùng củ bình vôi chữa mất ngủ? Cách dùng ra sao?

Củ bình vôi là một loại thảo dược chữa mất ngủ quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, dùng củ bình vôi chữa mất ngủ như thế nào để đảm bảo an...

Khó ngủ ngủ không sâu giấc, chập chờn: Nguyên nhân và điều trị

Việc trằn trọc cả đêm, dễ bị giật mình và khó ngủ ngủ không sâu giấc có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Vấn đề này nếu diễn ra trong thời...


Copyright © 2014 OTiV

Các thông tin trên website otiv.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. OTiV không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.